Dịch Vụ Chăm Sóc Cây Cảnh Tấn Phát

Hotline: 0917.543.555
My image My image My image

Liên Hệ

Loại Dịch Vụ
Bạn là khách hàng mới?
Địa chỉ email của bạn:

Ban đầu, cây cảnh chỉ cao 1m. Nhưng từ khi xuất hiện nụ, trung bình mỗi ngày cây này mọc thêm khoảng 20 cm.

Sau ba tháng, nó đã cao tới hơn 6 m và chưa có dấu hiệu ngừng phát triển. Tin đồn gia đình bà Phan sở hữu cây cảnh “độc” lan truyền khắp nơi, mỗi ngày có hàng trăm người hiếu kỳ tới xem. Thậm chí, có dân chơi cảnh tìm tới ngả giá hàng chục triệu đồng.

Cây “lạ” lớn không ngừng

Chủ nhân của cây cảnh đang thu hút sự quan tâm đặc biệt trên là bà Dương Thị Phan (60 tuổi, ngụ khóm An Lợi, phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Chiều 10/9, chúng tôi lại nơi đang là tâm điểm của dư luận để tìm hiểu thêm vụ việc. Theo quan sát của chúng tôi, cây cảnh này được trồng trong một chậu lớn, được đặt ngay trước cửa dẫn vào nhà bà Phan. Phần thân của cây cảnh này rất giống với cây khớm (dứa – PV), xung quanh trục thân cây có nhiều tàu lá sọc trắng xanh, 2 mép có gai nhọn, mỗi lá dài hơn 1,5 m, rộng 10-20 cm. Những tàu lá của cây cảnh này cứng và mập giống như tàu lá cây nha đam, mọc thành từng tầng. Khoảng ba tầng lá ở gần gốc được cắt ngang, thế nhưng nhìn cây kiểng này tựa như một chiếc hoa lớn, được đan bằng chính những tàu lá. Điều đặc biệt là hoa của cây này lại vươn cao tới hơn 6 mét, cao hơn cả cột điện dân sinh. Phần cờ từ lá đến hoa to bằng bắp đùi, có đốt ngắn như thân cây trúc, màu xanh đậm. Trên đỉnh hoa mọc thành chùm có màu vàng, mỗi hoa có 6 cánh. Nếu nhìn từ phần cờ đến hoa, thì cây cảnh này giông với họ nhà cây tre. Hoa của cây này có mùi thơm nhẹ, giống như mùi hoa ngọc lan.

Như lời giải thích của bà Phan thì cây cảnh nói trên được trồng ở nhà bà cách đây 15 năm. Bà cũng không biết tên họ của loại cây này. Bà Phan có người con gái lấy chồng ở Thái Lan. Khi con gái sinh nở, hai vợ chồng bà qua thăm. Tại Thái Lan, loại cây này được trồng nhiều và được dùng để chữa bệnh. “Con gái tôi bảo, lá của cây này chữa được rất nhiều bệnh như rắn cắn, bệnh ngoài da, trĩ, mụn nhọt… Sau đó, hai vợ chồng tôi đem một ít cây con về nhà trồng, phòng khi cần dùng đến. Nhưng có thể do thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp nên hơn chục năm qua, nhiều cây cứ héo hon rồi chết dần. Đến nay, chỉ còn mỗi cây này còn sống”, bà Phan kể lại. Hai vợ chồng bà Phan coi cây cảnh này như tài sản quý và chăm sóc rất tỉ mỉ. Thậm chí, khi cây còn nhỏ, sợ gà và sâu bọ ăn hết lá cây, ông Tư (chồng bà Phan - PV) đã lấy lá dừa nước quây kín lại khoảng đất trồng cây cảnh này. Dân địa phương thấy ông Tư làm vậy cũng tò mò, dò hỏi. Thế nhưng, gia đình bà cũng chỉ biết trả lời nó vừa trồng làm cảnh, vừa dùng làm thuốc.

Nguyên nhân khiến cho gia đình bà Phan chưa từng lấy lá cây này để chữa bệnh, một phần bởi chưa chắc chắn công dụng. “Ở bên Thái tôi thấy cây người ta trồng và năm tuổi đã to như cây khớm rồi. Trong khi đó, cây vợ chồng tôi mang về, vài năm vẫn như chồi non mọc từ gốc khớm mẹ mà ra”, chủ nhân của cây cảnh kỳ lạ này kể. Thời gian gần đây, vợ chồng bà cũng bỏ bẵng, chẳng ai để ý đến nó nữa. Sau đó, một lần ông Tư ra vườn thì bất ngờ trước sự phát triển kinh ngạc của cây mà mình đã mang từ Thái về. “Trước đây nó chỉ có vài lá, nhỏ và ngắn, màu xanh. Thế nhưng, gần đây, nó đột nhiên phát triển nhanh, từ thân cây mọc ra nhiều tàu lá xanh lớn. Mỗi tàu lá dài khoảng 1,5 m, rộng từ 10-20 cm, có màu sọc trắng xanh”, bà Phan nhớ lại.

Cách đây hơn 1 năm gia đình bà đã tính chuyện bứng cây lên chậu để làm cảnh, nhưng do tán và lá của cây quá lớn, con trai bà đã phải cắt bớt lá ở dưới gốc đi. Hơn 3 tháng trước, cây xuất hiện nụ và phát triển nhanh khiến cho gia đình bà Phan rất bất ngờ. Bà kể: “Thời gian ấy, tôi để cây trong sân hiên nhà. Nhưng được vài tuần, nụ của nó đã mọc chạm vào tấm tôn lợp. Do vậy, chồng và con trai tôi bưng ra bên ngoài sân hiên, nụ của cây kiểng này vẫn mọc nhanh trông thấy. Con trai tôi, lấy cây đo thì mỗi ngày nó phát triển thêm gần 20 cm. Theo thời gian nụ của cây này cao hơn tất cả các cây lớn trong vườn, rồi cao hơn mái nhà, giờ thì cao hơn cả cột điện. Sau ba tháng thì hiện tại nó cao hơn 6m và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại”.

 Bi hài cây lạ chữa bách bệnh mỗi ngày lớn thêm 20cm - 1

Những bông hoa trên ngọn cây được người dân nhặt về dùng chữa bệnh.

 

Cây “thiêng” chữa được bệnh?

Theo như ghi nhận người dân vẫn chưa ngớt xôn xao bàn tán xung quanh chuyện sinh trưởng và phát triển kỳ lạ của cây này. Theo đó, xuất hiện nhiều lời đồn đoán thêu dệt hoang đường. Thậm chí, có kẻ mê tín còn gọi cây lạ này là “cây thần”, sẽ mọc mãi tới chọc trời. Hằng ngày, có cả trăm người nườm nượp tìm về mảnh đất vùng biên này để mong tận mắt được mục sở thị cây cảnh lạ.

Khi thấy cây này lớn nhanh từng ngày, bà Phan cứ nghĩ rằng đó là đặc tính của cây. “Thế nhưng, khi tôi liên lạc với con gái bên Thái Lan và kể lại chuyện này cho nó nghe thì con bé cũng rất ngạc nhiên. Nó bảo bên đó cây này cũng có hoa nhưng chỉ cao hơn 1m là cùng. Sau đó, cháu tôi đã chụp hình gửi qua mạng xã hội cho vợ chồng nó xem thì chúng nó mới tin”, bà Phan cho biết. Những người dân bản địa cũng không thể nào giải thích được sự sao cây lại phát triển nhanh một cách kinh ngạc và cao tới tận 6m.

Gia đình bà Phan chỉ coi đó là một cây cảnh. Do cây mọc cao, sợ gió mạnh sẽ quật ngã, vợ chồng bà đã đóng cọc lớn để giữ cờ hoa lại. Tuy nhiên, dư luận lại thổi phồng và phong “thần” cho cây trên. Cũng theo lời kể của bà Phan thì thấy chuyện lạ nên rất nhiều người đến xem. Sau đó, lượng người hiếu kỳ kéo đến nhà bà Phan để được tận mắt chứng kiến “cây thần” ngày một tăng cao. Đối với gia đình bà Phan, điều lạ nhất đó mỗi ngày cột hoa của cây mọc được hơn 20 cm. “Mọi người thấy lạ nên đổ đến xem. Rồi cũng từ đây, đủ loại tin đồn xuất hiện. Nào là “cây thần”, cây chữa được bách bệnh”, bà Phan nói tiếp.

Bên cạnh đó, dư luận còn đồn thổi, thêu dệt rằng cây kiểng của gia đình bà Phan là cây tài lộc, mang lại thịnh vượng. Thậm chí, phải là người có duyên mới có được cây cảnh đặc biệt này. Có người còn bảo, ban đêm nhìn những bông hoa trên ngọn óng ánh màu vàng sáng lóa. “Ngày nào cũng có người mắc bệnh đến hỏi xin tôi lá cây cảnh trên về chữa bệnh. Nhưng quả thật, tôi không dám cho vì có biết công dụng của nó đâu. Vậy mà họ tưởng mình keo kiệt. Vậy là ban ngày thì có người đến nhặt hoa rơi, đêm lại có người đến cắt trộm tàu lá về đun uống nước”, bà Phan kể tiếp.

Cũng vì những lời đồn thổi, cây cảnh lạ nhà bà Phan được người ta thổi giá lên trời. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người khách đến đây thấy lạ, và tin rằng nó có thể chữa bệnh và mang may mắn đến nên ngỏ ý chi ra hàng chục triệu đồng để mua. Gần đây nhất, một ông khách người Tiền Giang đã hỏi mua cây kiểng này với giá 15 triệu đồng, thế nhưng gia đình bà Phan đã từ chối. “Suốt 15 năm, vợ chồng tôi cật lực chăm sóc cho nó mới được như vậy. Từ khi có nó gia đình tôi ai cũng vui vẻ, sống hạnh phúc”, bà Phan giải thích.

Tuy nhiên, cũng từ khi cây cảnh được thần thánh hóa và được định giá bạc triệu cũng khiến cho gia đình bà Phan gặp không biết bao nhiêu chuyện rắc rối. Theo bà thì có nhiều kẻ lạ mặt xuất hiện, khi thương lượng mua cây không thành, chúng trở mặt ngay và có ý hăm dọa, khiến cho gia đình bà sống trong tâm trạng thấp thỏm. Bên cạnh đó cũng có nhiều đối tượng xấu tại địa phương luôn rình mò, để ý đến gia đình một cách bất thường. Gia đình bà Phan đang rất lo lắng cho số mệnh của cây cảnh “độc nhất vô nhị” ở xứ miệt vườn sông nước này.   

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường An Lộc xác nhận việc gia đình nhà Phan có cây cảnh trên là thực. Theo ông Bình thì thoạt nhìn cây này rất giống với cây “đại tướng quân”. Nhưng xét kỹ thì không phải, bởi nó có nhiều đặc điểm khác, đặc biệt độ lớn. Cây này cũng không phải thân gỗ. Việc cây bị đồn thổi, thì quan điểm của địa phương là kiên quyết bác bỏ. Bởi, có thể do lạ lẫm, khiến nhiều người hiếu kỳ nên người ta tìm tới mua mà thôi. Còn nó phải là dược liệu hay không thì tới nay chưa ai rõ.

 

Theo Công Danh–Lê Nguyễn (Gia đình & Xã hội)
 
Tags: 
CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.