Mận gai thuộc loại quả mọng. Chúng chứa nhiều vitamin C, chất xơ cùng các chất khác tốt cho sức khỏe, chống lão hóa của tuổi già.
Gooseberry, hay còn có tên tiếng Việt là quả lý gai, quả mận gai. Mới đầu nghe cái tên của nó, nhiều người sẽ tưởng lầm quả của cây sẽ có hình dạng thuôn dài như cổ ngỗng. Thế nhưng thực tế, quả mận gai lại tròn nhỏ, vỏ trơn.
Vây do đâu mà mận gai có cái tên đặc biệt? Thực tế ban đầu quả mận gai có tên tiếng anh là gorseberry, trong đó "gorse" có nghĩa là không trơn, "berry" là quả mọng. Thân cây mận gai không trơn, xù xù những cành gai nhỏ nên quả cũng mang tên như vậy. Trải qua thời gian, tên gọi "gorseberry" dần dần chuyển thành "gooseberry" là do văn hóa ăn kèm loại quả này với ngỗng nướng ở Anh.
Từ khi nào và như thế nào mà cây mận gai xuất hiện chẳng mấy ai biết. Ở Pháp, vào thế kỉ 15,J ean Ruelle đã mô tả như thế này: "Lá mận gai trông tương tự như lá cần tây. Cây cho quả mọng, màu trắng, với một vị chua dễ chịu. Khi còn non, quả được dùng làm nước sốt vào súp. Khi chín ngọt, chúng được dùng làm mứt, làm bánh. Phụ nữ mang thai rất nghiện loại quả này". Ở Đức thì mọi người lại thích trồng mận gai làm hàng rào còn người dân Anh thì chỉ thích trồng cây lấy quả. Vào thời điểm đó, rất nhiều nhà làm vườn phương Tây đua nhau trồng mận gai.
Quả mận gai chua và chứa nhiều vitamin C, chất xơ, bioflavonoids (chất có đặc tính chống oxy hóa) và kali.Theo các nghiên cứu y học, ăn mận gai thường xuyên có thể chống lão hóa, hỗ trợ điều trị tiểu đường, hay phòng chống ung thư gan. Các chất dinh dưỡng trong mận gai cũng góp phần làm giảm đau khớp, hạ sốt và giảm hàm lượng cholesterol.
Khi quả mận gai chín, chúng sẽ thay đổi màu sắc. Quả màu hồng và tím thích hợp ăn sống hoặc trộn salad. Nếu bạn muốn nướng mận gai ăn kèm với thịt hoặc làm bánh thì nên chọn quả xanh chưa chín.
Bài bình luận gần đây