Một lần ngược lên mạn sông Luồng thuộc huyện Quan Hóa, ông Hoàng Văn Ngọc ở làng Tráng, xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, phát hiện một cây hóa thạch trong hang đá. Liền đó, ông đã huy động cả gia đình, bạn bè lên cưa "cây", chẳng may khi sắp hoàn thành thì “cây” bị đổ gãy làm đôi.
Hiện tại, 1/2 cụm cây hoá thạch này được gia chủ đặt ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà. Phần còn lại đang được Hãng phim Khoa học Việt Nam mượn làm phim. Ông Ngọc cho biết: Theo giáo sư Trịnh Dánh, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: “Cây” có niên đại khoảng 1 triệu năm tuổi và đây là cây loài dâu (cổ) thuộc họ đa, hoá thạch".
Tuy bị đổ gãy nhưng đa phần cành và lá của "cây" còn khá nguyên trạng...
… từng đường gân lá vẫn hiện rõ như lá cây đang còn sống
Còn đây là 2 đoạn rễ cây hóa thạch bị gãy, được ông Ngọc cất giữ
Phần còn lại của “cây” bị gãy vẫn còn nguyên từng chiếc lá và quả
Với giới sành chơi cây cảnh, đây là hiện vật có giá trị kinh tế cao. Về giá trị khảo cổ học, cây hóa thạch này là hiện vật quý hiếm, rất cần có sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu. Nhiều người cho rằng, hiện vật này phải được trưng bày tại một bảo tàng vì giá trị “độc nhất vô nhị” của nó.
Tuy bị đổ gãy nhưng đa phần cành và lá của "cây" còn khá nguyên trạng...
… từng đường gân lá vẫn hiện rõ như lá cây đang còn sống
Còn đây là 2 đoạn rễ cây hóa thạch bị gãy, được ông Ngọc cất giữ
Phần còn lại của “cây” bị gãy vẫn còn nguyên từng chiếc lá và quả
Với giới sành chơi cây cảnh, đây là hiện vật có giá trị kinh tế cao. Về giá trị khảo cổ học, cây hóa thạch này là hiện vật quý hiếm, rất cần có sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu. Nhiều người cho rằng, hiện vật này phải được trưng bày tại một bảo tàng vì giá trị “độc nhất vô nhị” của nó.
Lê Đồng
Bài bình luận gần đây