- Từ những năm gần đây nạn sưa tặc đang thực sự quấy nhiễu những vườn cây đại gia. Nhưng người ta chưa hiểu tại sao sưa đắt?
Khi người Trung Quốc đẩy mạnh việc mua sưa ở Việt Nam, với giá mỗi m3 gỗ lên đến hàng tỉ đồng, cây sưa trở thành món hàng bị săn lùng, tàn sát. Từ đó, xuất hiện đủ chuyện bi hài quanh loại cây này.
Chuyện ở làng Cao Viên
Chuyện ở làng Cao Viên
Câu chuyện chúng tôi nghe được trong lần trở lại Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) này, không phải là những bàn tán về phiên tòa xử 35 "sưa tặc" (phần lớn các bị cáo là người làng Cao Viên) mà lại là câu chuyện về "cơn sốt" gỗ sưa.
Năm 2000, ở xóm Bãi, cuối khu vườn bỏ hoang bạt ngàn nhà bà Thuận có cây sưa đỏ. Hay tin, dân buôn gỗ lập tức có mặt, chồng đủ 160 triệu đồng, 170 triệu đồng, rồi 180 triệu đồng, bà Thuận vẫn một mực lắc đầu.
Trong khi anh em họ hàng ai cũng bảo bà vừa tham, vừa dại. Bà Thuận chỉ bảo, phải đủ 250 triệu đồng bà mới bán. Nào ngờ, tối đó trời lại nổi gió, mưa lớn, đám người lạ mặt xuất hiện trong khu vườn có cây sưa đỏ nhà bà Thuận. Chúng leo lên cây, tỉa hạ từng cành một.
Công đoạn cuối cùng là đốn gốc cây chuẩn bị được tiến hành, bất ngờ tiếng chó sủa vang lên ầm ĩ, đám trộm chạy mất mạng, bỏ lại bên gốc sưa những dây thừng, cưa...
Kể từ bữa mất hụt cây, bà Thuận mang phản kê dưới gốc sưa ngoài vườn để ngủ, không dám ngủ trong nhà vì lo mất cả đống tiền, mà cả đời nằm mơ bà cũng chẳng thấy.
Bà Thuận cũng chẳng dám đi đâu ra khỏi nhà, chỉ quanh quẩn trong khu vườn để canh cây sưa đỏ và tiếp khách tới mặc cả mua sưa. Liên tục gần một tuần, khách vào ra tấp nập, cuối cùng bà Thuận cũng bán cây sưa bị đốn dở với giá ngót 250 triệu đồng.
Trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được quy định tại Nghị định 32 của Chính phủ, cây sưa hay còn gọi là cây trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Ông Đỗ Quang Tùng, Chánh văn phòng Bảo vệ động, thực vật quý hiếm VN (Cites VN), cho biết người Trung Quốc có quan niệm các vật dụng, nhất là đồ thờ cúng làm bằng gỗ sưa sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Ông Tùng nhận định, năm 2008, “cơn sốt” gỗ sưa tại VN có thể bắt nguồn từ việc để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh, người Trung Quốc mua gỗ này về để tôn tạo những nơi thờ tự. Kể từ năm 2009 đến nay, câu chuyện gỗ sưa tạm lắng xuống. Nhưng ông Tùng cũng không thể lý giải được tại sao, gỗ sưa lại đang “nóng” trở lại.
Đấy cũng là thời điểm “cơn sốt” gỗ sưa ở Cao Viên nóng hầm hập. Có gia đình ở thôn Đống, chợt nhớ trước đây từng chặt thân cây sưa mọc hoang ngoài vườn, xẻ gỗ làm vì kèo gác bếp, đã dỡ tan căn bếp, lột lấy 5 thanh vì kèo ngang, to cỡ bắp chân đứa trẻ, mang ra ao rửa sạch bồ hóng lẫn muội đen, bán lấy 52 triệu đồng...
Kết quả là một gian bếp mới tinh được cất lên thay thế gian bếp bị dỡ, với chi phí chỉ 12 triệu. Số tiền 40 triệu còn lại, gia đình này chi tiền mua một chiếc xe máy và làm vốn kinh doanh.
Đầu những năm 2000, dân làng Cao Viên đua nhau đi nhặt hạt sưa bán 10.000 đồng/kg cho người ươm cây.
Cây sưa ươm cao cỡ 30 - 40 cm hồi đó là của hiếm, được lùng mua với giá không dưới 30.000 đồng/cây. Vậy là các hộ gia đình ngoài xóm Bãi với lợi thế đất rộng lại rộ lên phong trào ươm sưa.
Đi tới đâu người ta cũng thấy bóng dáng cây sưa. Các thửa đất trồng sưa được rào giậu, canh giữ kỹ càng. Sưa lớn, cao cỡ 1,8m đến 2m được bán buôn với giá 100.000 đồng/cây.
Theo ông Nguyễn Đăng Lương, Chủ tịch xã Cao Viên, thời điểm đó, cả một triền đê đất bãi bạt ngàn sưa giống, nhiều hộ ăn nên làm ra nhờ ươm sưa. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, về sau ngày càng ít người tới hỏi mua sưa.
Tìm hiểu mới hay, cây sưa phát triển rất chậm, phải mất mấy chục năm mới cho thu hoạch. Vậy nên, giờ ở làng chẳng thấy ai ngoài hộ ông Tình còn trồng sưa giống.
Bức tượng Phật Di Lặc bằng gỗ sưa.
6 triệu đồng/kg gỗ sưa
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ trong Ban chuyên án săn lùng “sưa tặc” của cảnh sát hình sự Công an Hà Nội cho biết, theo điều tra xác minh ban đầu, những năm gần đây, loại gỗ sưa (có màu đỏ máu) tăng giá đột biến do thị trường Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ khá lớn để đóng đồ thờ cúng, đóng bàn ghế giả cổ, làm đình chùa, phục chế các công trình kiến trúc cổ. Từ đó, ở một số tỉnh phía Bắc nước ta xảy ra cơn sốt săn lùng, chặt hạ, buôn bán gỗ sưa đưa sang Trung Quốc.
Có hai tụ điểm lớn tập kết gỗ sưa là làng Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội) và làng Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Theo khảo sát của phóng viên, sau khi băng nhóm 35 “sưa tặc” ở Hà Nội bị bắt giữ (tháng 9.2009), giá gỗ sưa trên thị trường lập tức tăng vọt nhanh chóng.
Tại thời điểm đầu tháng 4.2010, giá gỗ sưa tại một số làng nghề đã rao lên trên 5 triệu đồng/kg. Nhiều chủ cơ sở sản xuất gỗ lớn trong làng Nhị Khê khẳng định, trước Tết giá 1 kg gỗ sưa đỏ là 3,5 triệu đồng, nay dao động từ 5 - 6 triệu đồng, nhưng cũng không có để mua. Ước tính 1m3 gỗ sưa nặng khoảng 1,25 tấn thì giá tại thời điểm này là hơn 7 tỉ đồng.
Tại làng Nhị Khê cũng có một số sản phẩm được chế tác từ gỗ sưa như vòng đồng hồ, vòng hoa mai đeo tay, gối đầu... Nhưng người đàn ông tiếp chúng tôi trong ngôi nhà vào loại bề thế nhất làng nói rằng gỗ chủ yếu xuất qua biên giới sang Trung Quốc, và các sản phẩm làm từ gỗ sưa cũng để xuất sang Trung Quốc, hoặc bán cho khách là hướng dẫn viên du lịch.
Người đàn ông này giới thiệu cho chúng tôi bức tượng Di Lặc, nói là làm từ gỗ sưa. Bức tượng nặng 3,9 kg, được chào giá 4 triệu đồng. Khi chúng tôi tỏ ra nghi ngờ về mức giá rẻ bất ngờ của một bức tượng gỗ sưa nặng tới 3,9 kg thì ông chủ nhà tiết lộ: "Sở dĩ bức tượng có giá đó vì nó được làm từ nhiều phần rễ phụ của cây sưa. Còn nếu bằng thân lõi gỗ sưa đỏ, bức tượng Di Lặc này phải có giá không dưới 25 triệu đồng".
Sau khi các “sưa tặc” liên tục gây án đốn hạ cây sưa quý ở nhiều địa điểm, để bảo vệ hơn 700 cây sưa còn lại trên địa bàn, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã có văn bản thông báo, kêu gọi nhân dân phát hiện, ngăn chặn các hành vi triệt hạ cây xanh trái phép và yêu cầu UBND các quận phối hợp với Sở Xây dựng, Công ty Công viên cây xanh, chỉ đạo UBND các phường, các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có phương án bảo vệ cây xanh quý hiếm trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi chặt trộm cây sưa. Đặc biệt, để bảo vệ số cây sưa còn lại ở Công viên Thống Nhất, nhân viên bảo vệ đã đóng đinh sắt chằng chịt xung quanh gốc, khiến cây có nguy cơ bị “tắc tử” dần dần...
Năm 2000, ở xóm Bãi, cuối khu vườn bỏ hoang bạt ngàn nhà bà Thuận có cây sưa đỏ. Hay tin, dân buôn gỗ lập tức có mặt, chồng đủ 160 triệu đồng, 170 triệu đồng, rồi 180 triệu đồng, bà Thuận vẫn một mực lắc đầu.
Trong khi anh em họ hàng ai cũng bảo bà vừa tham, vừa dại. Bà Thuận chỉ bảo, phải đủ 250 triệu đồng bà mới bán. Nào ngờ, tối đó trời lại nổi gió, mưa lớn, đám người lạ mặt xuất hiện trong khu vườn có cây sưa đỏ nhà bà Thuận. Chúng leo lên cây, tỉa hạ từng cành một.
Công đoạn cuối cùng là đốn gốc cây chuẩn bị được tiến hành, bất ngờ tiếng chó sủa vang lên ầm ĩ, đám trộm chạy mất mạng, bỏ lại bên gốc sưa những dây thừng, cưa...
Kể từ bữa mất hụt cây, bà Thuận mang phản kê dưới gốc sưa ngoài vườn để ngủ, không dám ngủ trong nhà vì lo mất cả đống tiền, mà cả đời nằm mơ bà cũng chẳng thấy.
Bà Thuận cũng chẳng dám đi đâu ra khỏi nhà, chỉ quanh quẩn trong khu vườn để canh cây sưa đỏ và tiếp khách tới mặc cả mua sưa. Liên tục gần một tuần, khách vào ra tấp nập, cuối cùng bà Thuận cũng bán cây sưa bị đốn dở với giá ngót 250 triệu đồng.
Trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được quy định tại Nghị định 32 của Chính phủ, cây sưa hay còn gọi là cây trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Ông Đỗ Quang Tùng, Chánh văn phòng Bảo vệ động, thực vật quý hiếm VN (Cites VN), cho biết người Trung Quốc có quan niệm các vật dụng, nhất là đồ thờ cúng làm bằng gỗ sưa sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Ông Tùng nhận định, năm 2008, “cơn sốt” gỗ sưa tại VN có thể bắt nguồn từ việc để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh, người Trung Quốc mua gỗ này về để tôn tạo những nơi thờ tự. Kể từ năm 2009 đến nay, câu chuyện gỗ sưa tạm lắng xuống. Nhưng ông Tùng cũng không thể lý giải được tại sao, gỗ sưa lại đang “nóng” trở lại.
Đấy cũng là thời điểm “cơn sốt” gỗ sưa ở Cao Viên nóng hầm hập. Có gia đình ở thôn Đống, chợt nhớ trước đây từng chặt thân cây sưa mọc hoang ngoài vườn, xẻ gỗ làm vì kèo gác bếp, đã dỡ tan căn bếp, lột lấy 5 thanh vì kèo ngang, to cỡ bắp chân đứa trẻ, mang ra ao rửa sạch bồ hóng lẫn muội đen, bán lấy 52 triệu đồng...
Kết quả là một gian bếp mới tinh được cất lên thay thế gian bếp bị dỡ, với chi phí chỉ 12 triệu. Số tiền 40 triệu còn lại, gia đình này chi tiền mua một chiếc xe máy và làm vốn kinh doanh.
Đầu những năm 2000, dân làng Cao Viên đua nhau đi nhặt hạt sưa bán 10.000 đồng/kg cho người ươm cây.
Cây sưa ươm cao cỡ 30 - 40 cm hồi đó là của hiếm, được lùng mua với giá không dưới 30.000 đồng/cây. Vậy là các hộ gia đình ngoài xóm Bãi với lợi thế đất rộng lại rộ lên phong trào ươm sưa.
Đi tới đâu người ta cũng thấy bóng dáng cây sưa. Các thửa đất trồng sưa được rào giậu, canh giữ kỹ càng. Sưa lớn, cao cỡ 1,8m đến 2m được bán buôn với giá 100.000 đồng/cây.
Theo ông Nguyễn Đăng Lương, Chủ tịch xã Cao Viên, thời điểm đó, cả một triền đê đất bãi bạt ngàn sưa giống, nhiều hộ ăn nên làm ra nhờ ươm sưa. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, về sau ngày càng ít người tới hỏi mua sưa.
Tìm hiểu mới hay, cây sưa phát triển rất chậm, phải mất mấy chục năm mới cho thu hoạch. Vậy nên, giờ ở làng chẳng thấy ai ngoài hộ ông Tình còn trồng sưa giống.
Bức tượng Phật Di Lặc bằng gỗ sưa.
6 triệu đồng/kg gỗ sưa
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ trong Ban chuyên án săn lùng “sưa tặc” của cảnh sát hình sự Công an Hà Nội cho biết, theo điều tra xác minh ban đầu, những năm gần đây, loại gỗ sưa (có màu đỏ máu) tăng giá đột biến do thị trường Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ khá lớn để đóng đồ thờ cúng, đóng bàn ghế giả cổ, làm đình chùa, phục chế các công trình kiến trúc cổ. Từ đó, ở một số tỉnh phía Bắc nước ta xảy ra cơn sốt săn lùng, chặt hạ, buôn bán gỗ sưa đưa sang Trung Quốc.
Có hai tụ điểm lớn tập kết gỗ sưa là làng Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội) và làng Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Theo khảo sát của phóng viên, sau khi băng nhóm 35 “sưa tặc” ở Hà Nội bị bắt giữ (tháng 9.2009), giá gỗ sưa trên thị trường lập tức tăng vọt nhanh chóng.
Tại thời điểm đầu tháng 4.2010, giá gỗ sưa tại một số làng nghề đã rao lên trên 5 triệu đồng/kg. Nhiều chủ cơ sở sản xuất gỗ lớn trong làng Nhị Khê khẳng định, trước Tết giá 1 kg gỗ sưa đỏ là 3,5 triệu đồng, nay dao động từ 5 - 6 triệu đồng, nhưng cũng không có để mua. Ước tính 1m3 gỗ sưa nặng khoảng 1,25 tấn thì giá tại thời điểm này là hơn 7 tỉ đồng.
Tại làng Nhị Khê cũng có một số sản phẩm được chế tác từ gỗ sưa như vòng đồng hồ, vòng hoa mai đeo tay, gối đầu... Nhưng người đàn ông tiếp chúng tôi trong ngôi nhà vào loại bề thế nhất làng nói rằng gỗ chủ yếu xuất qua biên giới sang Trung Quốc, và các sản phẩm làm từ gỗ sưa cũng để xuất sang Trung Quốc, hoặc bán cho khách là hướng dẫn viên du lịch.
Người đàn ông này giới thiệu cho chúng tôi bức tượng Di Lặc, nói là làm từ gỗ sưa. Bức tượng nặng 3,9 kg, được chào giá 4 triệu đồng. Khi chúng tôi tỏ ra nghi ngờ về mức giá rẻ bất ngờ của một bức tượng gỗ sưa nặng tới 3,9 kg thì ông chủ nhà tiết lộ: "Sở dĩ bức tượng có giá đó vì nó được làm từ nhiều phần rễ phụ của cây sưa. Còn nếu bằng thân lõi gỗ sưa đỏ, bức tượng Di Lặc này phải có giá không dưới 25 triệu đồng".
Sau khi các “sưa tặc” liên tục gây án đốn hạ cây sưa quý ở nhiều địa điểm, để bảo vệ hơn 700 cây sưa còn lại trên địa bàn, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã có văn bản thông báo, kêu gọi nhân dân phát hiện, ngăn chặn các hành vi triệt hạ cây xanh trái phép và yêu cầu UBND các quận phối hợp với Sở Xây dựng, Công ty Công viên cây xanh, chỉ đạo UBND các phường, các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có phương án bảo vệ cây xanh quý hiếm trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi chặt trộm cây sưa. Đặc biệt, để bảo vệ số cây sưa còn lại ở Công viên Thống Nhất, nhân viên bảo vệ đã đóng đinh sắt chằng chịt xung quanh gốc, khiến cây có nguy cơ bị “tắc tử” dần dần...
by 24h.com.vn
Bài bình luận gần đây