Dịch Vụ Chăm Sóc Cây Cảnh Tấn Phát

Hotline: 0917.543.555
My image My image My image

Liên Hệ

Loại Dịch Vụ
Bạn là khách hàng mới?
Địa chỉ email của bạn:
Từ năm 1925 đến ngay, những hình dáng kỳ dị khắc trên đá ở Sapa vẫn là điều khó lý giải, chưa được các nhà nghiên cứu giải đáp thỏa đáng.
 
Tảng đá khắc nhỏ mới được phát hiện ở Sapa. Ảnh: T.H.Phương

        Vừa qua, trong một chuyến đi về một bản người Dao Đỏ ở phía bắc Sa Pa, chúng tôi đã tình cờ nhìn thấy những tảng đá khắc. Số lượng những tảng đá không nhiều, chỉ 5 tảng, kích thước to nhỏ khác nhau. Kiểu khắc đơn điệu, có vẻ như chỉ mô phỏng cảnh ruộng bậc thang ở xung quanh. Những nét khắc đã bị thời gian làm mờ bớt, song còn khá rõ nét.

        Đá khắc ở Sa Pa: Phát hiện ngày càng nhiều

        
Điều đáng lưu ý là vị trí bãi đá khắc này nằm cách bãi đá khắc ở thung lũng Mường Hoa khoảng 16 km về phía Bắc. Và các hình khắc được thực hiện trên đá hoa (loại đá biến chất từ đá vôi), chứ không phải trên đá granit như ở Mường Hoa và Phong Thổ. 


         Chúng tôi chưa được đọc những thông tin về bãi đá khắc thứ ba này. Phải chăng đây là một phát hiện mới? (Bề mặt những tảng đá khắc hầu như chưa bị tác động của người đời sau kiểu như ở Bãi đá khắc Mường Hoa). Và nếu đúng vậy, hẳn phát hiện này sẽ có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu chung về đá khắc (cổ) ở Tây Bắc Bắc Bộ.

        Trong Hội nghị khoa học về những phát hiện khảo cổ do Viện Khảo cổ tổ chức cuối tháng 9/2000, giáo sư Phan Trường Thị, ĐH Quốc gia Hà Nội và đồng nghiệp đã công bố một phát hiện quan trọng. Trong một chuyến đi khảo sát địa chất tại huyện Phong Thổ (Lai Châu), ông cùng đồng nghiệp tình cờ phát hiện những vết khắc tương tự tại bãi đá khắc Sa Pa, cũng trên mặt những tảng đá granit lớn nhỏ.

         Những hình khắc trên đá tại Phong Thổ có nhiều nét tương đồng với hình khắc tại Bãi đá khắc Sa Pa. Đặc biệt, tại bãi đá khắc Phong Thổ phổ biến loại vạch khắc hình cung song song, có khi đối xứng. 


         Có thể phát hiện mới này sẽ giúp các nhà khảo cổ học tìm hiểu thấu đáo về hiện tượng văn hoáđộc đáo từng để lại dấu ấn trên các huyện rẻo cao của Lào Cai, Lai Châu. Vấn đề trở nên lý thú hơn ở chỗ các Bãi đá khắc Sa Pa và Phong Thổ nằm ở hai bên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc hai lưu vực sông khác nhau - lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Đà.

        Bí ẩn 80 năm chưa sáng tỏ

         
Năm 1925, một người Pháp gốc Nga tên là Goloubew tình cờ phát hiện những tảng đá khắc hình kì dị tại thung lũng Mường Hoa thuộc huyện Sa Pa (Lao Cai). Sau này, người ta tìm được tất cả 159 tảng đá granit có hình khắc nằm rải rác trên một diện tích khoảng 8 km2 thuộc địa phận các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào. 


         Những hình khắc đẹp nhất tập trung ở Bản Pho. Tại đây có những tảng đá granit lớn – thứ đá xâm nhập cứng rắn rất phổ biến trên dãy Hoàng Liên Sơn, cũng là thứ đá tạo nên đỉnh Fan Si Pan – nóc nhà Đông Dương. Cần lưu ý “Bãi đá cổ Sa Pa” là một cách gọi không chính xác, vì so với đá trong vùng thì niên đại của những tảng đá này thuộc loại trẻ. Còn nếu chỉ vì có vết tích của người xưa trên đó mà gọi là đá cổ thì rõ ràng không đúng.

         Những hình thù bí ẩn trên bãi đá Sa Pa đã từng được các nhà khoa học Việt Nam, Nga, Pháp, Australia nghiên cứu.. Người ta thấy hệ thống những đoạn thẳng dài ngắn, song song hoặc bắt chéo nhau, những đường cong uốn lượn hoặc hình tròn có các vạch khấc. Sơ bộ bước đầu người ta nhận ra đó là những bức tranh hoặc những bản lược đồ khu vực. 

Một tảng đá khắc khác tại Sapa.

         Trên những "bức tranh" ấy ta có thể thấy sông suối, ruộng bậc thang, mặt trời, núi non, bản làng và con người. Trên những phiến đá mỏng có cả những bức tranh mô tả cảnh chiến trận. Nhiều tảng đá mang những họa tiết giống như cổ tự. Có bức tranh còn hàm chứa những nội dung chính của Bát Quái, một nỗ lực của người xưa nhằm khái quát mọi sự vật trong vũ trụ không cùng.

         Trong số các hình thù kể trên, đặc biệt thú vị là những hình người được thể hiện ở nhiều tư thế - dang tay, tay nắm tay, lộn đầu, đầu toả hào quang v.v... Người ta nhận ra có tới 11 kiểu dáng người khác nhau.


        Ý kiến các chuyên gia

         Một số nhà nghiên cứu cho rằng, về tổng thể các hình khắc trên bãi đá Sa Pa có thể coi là một bộ sách khổng lồ được khắc bằng văn tự đồ hoạ cổ. Có người nói, những hình khắc đó không đồng niên đại. Có người lại cho biết, chủ nhân của những hình khắc này phải là những người Việt cổ từ thời Đông Sơn, cách nay 2.300 đến 3.000 năm. 

         Mặc dù được chú ý nghiên cứu, nhưng cho đến nay những hình khắc trên đá ở Sa Pa vẫn tiềm tàng bao bí ẩn. Người ta chưa xác định được chính xác niên đại của những vết khắc đó. Chưa biết ai là tác giả của những hình khắc công phu được thực hiện trên loại đá vô cùng cứng rắn này. 

Các hình ảnh, đường vân kỳ dị khắc trên đá tại Sapa vẫn là bí ẩn với các nhà khoa học.

         Họ khắc bằng công cụ gì? Với mục đích gì? Có cổ tự xen trong các bức tranh hay chỉ là những hoạ tiết và hoa văn trang trí? Hình tượng Bát Quái trên mặt đá ở Sa Pa xuất nguồn từ đâu? Chưa có câu trả lời nào đủ sức thuyết phục cho những câu hỏi trên và những trang sử đá ấy giờ đây vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt", vẫn chờ đợi những công trình nghiên cứu công phu về khảo cổ học và các ngành liên quan để làm sáng tỏ về một hình loại văn hoá từng đi qua trên mảnh đất Sa Pa.

         Nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu, thì trong quá trình khai thác phục vụ du lịch, những tảng đá mang hình khắc vô giá này từng ngày một đã và đang bị thiên nhiên và con người huỷ hoại.

<Theo Xaluan>
 
 
Tags: 
CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.